CEO là nghề gì? Hiểu đúng công việc của CEO là gì trong công ty?

Nguyễn Yến Nhi   | 2022-12-27 00:38:42

Mục Lục:

    CEO là nghề gì? Hiểu đúng công việc của CEO là gì trong công ty?

    Nếu nhắc đến các chức danh trong doanh nghiệp, chắc chắn bạn đã từng nghe đến cụm từ “CEO”. Đây là một trong những vị trí đóng vai trò lớn trong việc quyết định sự thành công của doanh nghiệp.

    Vậy thì CEO là gì? Vì sao đây là một trong những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau!

    CEO là gì?

    CEO là viết tắt của cụm từ tiếng anh Chief Executive Officer, nghĩa là Tổng giám đốc điều hành. Ở Việt Nam, CEO còn diễn đạt cho các vị trí như Giám đốc công ty, Giám đốc điều hành, Tổng giám đốc.

    CEO là người nắm chức vụ cao nhất trong việc điều hành và quản lý doanh nghiệp, thuộc phân cấp nhân sự cao cấp.

    Những người đảm nhận công việc này họ sẽ là “thuyền trưởng” lái con tàu doanh nghiệp ra khơi, vượt qua sóng gió trên thương trường để an toàn cập bến.

    CEO là nghề gì? CEO là vị trí quan trọng, chịu trách nhiệm giúp doanh nghiệp phát triển

    CEO có vai trò định hướng, lên kế hoạch ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp. Họ cũng sẽ là người chịu các trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.

    Một nghiên cứu thực tế chỉ ra rằng, 45% hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc vào CEO.

    Tầm quan trọng của CEO trong doanh nghiệp 

    Sau khi các bạn đã hiểu được định nghĩa "CEO nghĩa là gì", chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tầm quan trọng của vị trí này trong doanh nghiệp. Có thể khẳng định rằng, nghề CEO là một chức vụ không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức kinh doanh nào.

    Thị trường kinh doanh luôn luôn biến động từng ngày. CEO sẽ là người nắm rõ các vấn đề của doanh nghiệp và những diễn biến mới trong thị trường để điều hướng doanh nghiệp thay đổi sao cho phù hợp nhất.

    Nếu như không có CEO, doanh nghiệp sẽ bị lạc hậu so với thời đại. Điều này sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, không thể tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng.

    Công việc của CEO là gì trong công ty?

    Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà công việc CEO đảm nhận sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, một CEO đều phải đảm bảo được các đầu công việc sau:

    • Căn cứ theo mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của công ty, đề xuất các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
    • Có trách nhiệm điều hành và triển khai các hoạt động kinh doanh khi được sự phê duyệt của hội đồng quản trị.
    • Nắm rõ các vấn đề mà công ty đang gặp phải, tiến hành đề xuất giải pháp phù hợp.
    • Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo mọi thứ đang vận hành đúng như kế hoạch ban đầu.
    • Chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận.
    • Tham gia thẩm định và phê duyệt các dự án từ cấp dưới, từ khách hàng.
    • Là người đại diện công ty ký kết các hợp đồng thương mại
    • Đo lường được rủi ro của các tình huống xấu nhất, đưa ra các giải pháp đúng đắn và nhanh chóng.
    • Dẫn dắt đội ngũ nhân viên mang lại giá trị cho doanh nghiệp
    • Xây dựng tốt văn hóa doanh nghiệp, tạo niềm tin vững chắc để mọi người cống hiến hết mình.
    • Tham gia vào quá trình tổ chức, xây dựng, thành lập, quản lý của bộ máy doanh nghiệp.
    • Thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của từng phòng ban để có phương pháp cải thiện kịp thời.
    • Biết cách xem xét báo cáo phi tài chính và tài chính để đưa ra các giải pháp cải thiện, tối ưu hóa chi phí đầu vào.
    • Xây dựng các mối quan hệ giữa đối tác và cổ đông tích cực.
    • Xây dựng và chịu trách nhiệm trong việc phát triển, định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
    • Xây dựng các kế hoạch tuyển dụng nhân sự phù hợp theo tình hình phát triển của doanh nghiệp.
    • Thiết lập các chính sách khen thưởng, chính sách phạt,... hợp lý.

    Yếu tố để làm nên một doanh nhân CEO là gì?

    CEO là người gánh trọng trách quan trọng trên vai. Vậy muốn làm CEO cần những đáp ứng được những yếu tố nào?

    Để đảm nhận được vị trí này, bạn cần phải đáp ứng được một vài tiêu chí sau: 

    Kiến thức chuyên môn 

    • Kiến thức chuyên môn: Đây là yếu tố cần thiết nhất của CEO. Dù bạn hoạt động ở bất kỳ lĩnh vực nào, việc nắm vững chuyên môn sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bản chất vấn đề, đưa ra được các phân tích chính xác. 

    Ví dụ như bạn đang làm CEO trong lĩnh vực ngân hàng, bạn cần phải nắm rõ kiến thức cơ bản như: Luật kinh tế, chính sách thuế, cách tất toán hợp đồng, gia hạn hợp đồng,...

    Nắm vững kiến thức chuyên môn sẽ giúp nhân viên CEO phân tích vấn đề sâu sắc hơn

    • Kiến thức đa lĩnh vực: Là một yếu tố quan trọng, quyết định sự nghiệp của CEO. CEO phải là người có tầm nhìn xa, dự đoán trước được biến động của thị trường. Để làm được điều này, bạn cần phải cập nhật kiến thức đa lĩnh vực nhằm giúp bạn có được cách nhìn tổng quát và khách quan nhất. 
    • Nền tảng về khoa học quản trị: Là yếu tố cơ bản nhất để tạo nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời. Bạn không chỉ hiểu được các kiến thức chuyên sâu mà còn cần tìm tòi, tự học tập, cập nhật các vấn đề mới của nền tảng quản trị. 

    Kỹ năng mà nghề CEO cần có

    Trở thành Giám đốc điều hành là điều mà nhiều người mơ ước. Tuy nhiên, để có thể trở thành ứng viên sáng giá của vị trí này, bạn cần phải trang bị một số kỹ năng cần thiết sau:

    Tầm nhìn chiến lược

    Kỹ năng đầu tiên mà một CEO cần có chính là “tầm nhìn xa trông rộng”. Một CEO tài năng còn biết cách dùng người, nhận biết được những nhân tài để trọng dụng.

    Tầm nhìn chiến lược của CEO phải thực tế, hoạch định được kế hoạch ngắn và dài hạn cho doanh nghiệp.

    Sự nhạy bén, sáng tạo

    CEO là người tiên phong trong việc tư duy sáng tạo, làm nên điều đặc biệt của doanh nghiệp. CEO được xem là “cha đẻ” trong doanh nghiệp, là nơi khơi nguồn các ý tưởng kinh doanh độc đáo.

    Đặc biệt hơn, trong giai đoạn thị trường luôn có sự biến động, một CEO cần phải cập nhật thông tin nhanh chóng. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng kịp với sự thay đổi này, có được các chiến lược thích hợp.

    Người truyền cảm hứng

    Một người lãnh đạo tài ba sẽ truyền được cảm hứng cho nhân viên cấp dưới. Đồng thời, Giám đốc điều hành còn có trách nhiệm tìm kiếm những nhân tài, tìm cách để họ về làm việc và đồng hành cùng doanh nghiệp.

    Có thể khẳng định rằng, CEO là “ngọn đuốc” trong việc thắp sáng niềm tin của nhân viên. Nhiệm vụ của bạn chính là khơi dậy được niềm tin và tình yêu của nhân viên về đơn vị đang làm việc.

    Một người sếp cần phải hiểu rằng “muốn đi xa cần đi cùng nhau”. Do đó, việc xây dựng tình đoàn kết cho nhân viên cực kỳ quan trọng. Chỉ khi sở hữu đội ngũ đầy tâm huyết, doanh nghiệp mới có thể vững tâm phát triển.

    Kỹ năng đàm phán và thuyết phục

    CEO sẽ là người nhận các ý kiến đóng góp từ các phòng ban, khiếu nại từ khách hàng,...

    Do đó, bạn cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục để giải quyết các bất đồng một cách công tâm nhất, để mọi người đều nể phục bạn.

    Kỹ năng đàm phán giúp CEO giải quyết được các vấn đề nhanh chóng

    Kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt sẽ giúp cho bạn “chuyển nguy hiểm thành cơ hội”. Tất cả những quyết định trước khi đưa ra cần phải được cân nhắc kỹ, mang tính thuyết phục cao.

    Đảm bảo sức khỏe tốt

    Bên cạnh việc toàn tâm toàn ý cho doanh nghiệp, một CEO cần chú trọng trong việc chăm sóc bản thân. Khi bạn có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể hoàn thành đúng các kế hoạch đã định ra.

    Một số người chỉ chăm chú vào công việc, không quan tâm đến sức khỏe bản thân sẽ không thể đi lâu dài cùng doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì chỉ khi có sức khỏe, bạn mới đủ tỉnh táo giải quyết các công việc.

    Khóa học CEO - Nâng tầm năng lực quản trị

    Để có thể đảm nhận vị trí CEO, bạn cần phải không ngừng học tập và nâng cao giá trị bản thân. Do đó, việc tham gia các khóa học chuyên đào tạo CEO là điều cần thiết.

    Một trong những khóa học đang được nhiều lượt đánh giá tích cực chính là Khóa học Giám đốc điều hành đến từ Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp - PTI. Vậy thì điều gì làm nên điểm đặc biệt của khóa học này?

    Khóa học phù hợp với các vị trí Giám đốc, các cấp lãnh đạo,... cung cấp cho học viên những kiến thức, góc nhìn đa chiều của một lãnh đạo giỏi.

    Đặc biệt, trong thời kỳ 4.0, tư duy lãnh đạo truyền thống sẽ không còn phù hợp. Vì vậy bạn cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, cách vận hành của một CEO.

    Khóa học doanh nhân CEO giúp bạn hiểu rõ hơn về trách nhiệm của CEO

    Chương trình đào tạo được thiết kế bởi đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm. Bạn sẽ không thể tìm được một đơn vị nào khác giảng dạy nội dung tương tự.

    Kiến thức bám sát với thực tế, kết hợp với bài tập tình huống thực hành. Điều này sẽ giúp cho học viên hình dung rõ hơn về cách ứng dụng kiến thức vào doanh nghiệp.

    Điểm nổi bật của khóa học tại Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp - PTI chính là có sự tham gia, dẫn dắt của các chuyên gia từng làm việc trong Chính phủ.

    Chương trình đào tạo sẽ khơi dậy được tiềm năng lãnh đạo bên trong mỗi con người, giúp học viên từng bước một trở thành các CEO chuyên nghiệp.

    Kết luận

    Hy vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được định nghĩa “CEO là gì”. CEO là một vị trí quan trọng, có nhiệm vụ duy trì và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp.

    Do đó việc tham gia các khóa học Giám đốc điều hành để hiểu hơn về vai trò, tính chất công việc hoàn toàn cần thiết.

    Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp - PTI là một trong những đơn vị đi đầu về việc đào tạo kỹ năng cần thiết cho CEO. Nếu như bạn cần biết thêm thông tin về khóa học thì hãy liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

    Share:
    Nguyễn Yến Nhi
    Nguyễn Yến Nhi

    Chị Nguyễn Yến Nhi đã làm việc tại Trung tâm Khóa Học Doanh Nghiệp - PTI từ năm 2017. Hiện đang là một trong những thành viên có sự đóng góp xuất sắc trên con đường phát triển của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực tuyển sinh và phát triển các chương trình đào tạo, chị Nhi mong muốn chia sẻ các kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho các cấp lãnh đạo từ trung cấp đến cao cấp, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn.